Ngày 20.10,ườiphụnữbịmáyxaythịtnghiềnnátngóphi lôi đạo bác sĩ Trương Văn Tài, Đơn vị thẩm mỹ, vi phẫu tạo hình và chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện quốc tế Minh Anh (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân V.T.T (41 tuổi, ngụ Đồng Tháp) bị máy xay thịt nghiền nát 5 ngón bàn tay phải.
Theo đó, bệnh nhân T. làm công nhân tại nhà máy xay thịt làm thức ăn chăn nuôi tại Đồng Tháp. Trong lúc xay thịt, bàn tay phải của bệnh nhân vô tình bị máy xay thịt cuốn vào nghiền nát 5 ngón tay.
Sau khi bị máy xay thịt nghiền nát 5 ngón tay, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện tỉnh Đồng Tháp điều trị phẫu thuật tạo hình mỏm cụt các ngón tay.
Sau đó, bệnh nhân nhập Bệnh viện quốc tế Minh Anh điều trị với nguyện vọng phẫu thuật chuyển ngón chân làm ngón tay.
Bác sĩ Trương Văn Tài cùng ê kíp đã lấy ngón chân thứ hai bàn chân phải lên nối làm ngón trỏ bàn tay phải cho nữ bệnh nhân.
Ca vi phẫu kéo dài 11 giờ đồng hồ, hiện ngón chân nối vào ngón tay đã sống tốt.
Theo bác sĩ Trương Văn Tài, để tái tạo ngón tay, dù là chức năng hay thẩm mỹ, chuyển ngón chân lên thay thế là một lựa chọn được chấp nhận rộng rãi.
Để lựa chọn bệnh nhân phù hợp cho loại phẫu thuật này, cần phải tiến hành đánh giá đa yếu tố, kỹ lưỡng và đầy đủ. Đó là tập trung vào mức độ mỏm cụt, số ngón liên quan, tuổi của bệnh nhân và động lực của cha mẹ (ở trẻ em), và nhu cầu và động lực của bệnh nhân (ở người trưởng thành).
Và khi việc ghép ngón chân vào bàn tay được coi là một lựa chọn tái tạo, tình trạng bệnh tật ở nơi lấy ngón cần được thảo luận rộng rãi với bệnh nhân và người thân. Mặc dù chức năng của bàn chân đối với hầu hết các hoạt động đi lại không bị hạn chế sau khi cắt bỏ một hoặc hai ngón chân, nhưng nó có thể bị hạn chế ở một mức độ nào đó đối với các hoạt động cụ thể như một số môn thể thao.
Tại TP.HCM, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy từng tiếp nhận các nạn nhân bị máy xay thịt, máy ép nước mía nghiền nát ngón tay, bàn tay, có trường hợp phải đoạn chi.
Các bác sĩ khuyến cáo những người làm việc với các máy móc như máy xay thịt, máy ép nước mía, máy dập khuôn... thì cẩn thận, tránh bị tai nạn đáng tiếc.
Trên thế giới, việc chuyển ngón chân làm ngón tay được thực hiện vào cuối thế kỷ 19. Kể từ thời điểm đó, sự ra đời của vi phẫu đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc chuyển ngón chân làm ngón tay.
Ở Việt Nam, GS-TS Nguyễn Huy Phan đã thành công chuyển ngón chân thứ 2 ghép phục hồi ngón tay cái từ năm 1988, đánh dấu một bước phát triển mới trong phẫu thuật phục hồi ngón tay ở nước ta.