Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cùng ngày thông báo tập kích nhiều sở chỉ huy và hạ tầng ngầm của Hamas,ỹđịnhhìnhchiếndịchbáothùcủaIsraeltênlửaHamasmạđội tuyển pháp làm thiệt mạng ông Mahmoud Sabih, kỹ sư cấp cao đứng đầu đơn vị phát triển vũ khí cho Hamas.
IDF cho rằng Sabih ông là người phụ trách chương trình máy bay không người lái (UAV) của Hamas và "đã trao đổi kiến thức với các nhóm khủng bố khác trên toàn Trung Đông".
Báo chí Palestine đưa tin máy bay Israel đã tấn công 6 ngôi nhà ở phía bắc Gaza vào sáng sớm nay 21.10, khiến ít nhất 8 người Palestine thiệt mạng và 45 người bị thương.
Israel đã yêu cầu tất cả dân thường sơ tán khỏi phía bắc của Dải Gaza, trong đó có cả thành phố Gaza. Nhiều người vẫn chưa rời đi vì sợ mất tất cả và không còn nơi nào an toàn để đi khi các khu vực phía nam Gaza cũng đang bị tấn công.
Văn phòng các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc cho hay hơn 140.000 ngôi nhà, tức là gần 1/3 tổng số nhà ở Gaza, đã bị hư hại, trong đó có gần 13.000 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn.
Kể từ khi Hamas tấn công bất ngờ Israel vào sáng sớm 7.10, lực lượng này đã bắt giữ rất nhiều con tin, trong đó có cả những người nước ngoài không liên quan đến các phe phái Israel.
Chính phủ các nước cùng các tổ chức nhân đạo đã thúc giục Hamas thả người. Và trong hôm qua, Hamas thông báo thả hai công dân Mỹ bị bắt trong đợt tấn công phối hợp của nhóm nhằm vào Israel. Hai công dân Mỹ này đoàn tụ với người thân tại một căn cứ quân sự ở Israel. Hamas tuyên bố trả tự do cho hai người này "vì lý do nhân đạo" và để đáp lại nỗ lực từ Qatar. Không có thông tin chi tiết nào được đưa ra về tình trạng của họ, nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden nhanh chóng cho hay ông “rất vui mừng” trước tin này.
Sau khi 2 con tin người Mỹ được thả, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không từ bỏ nỗ lực đưa trở lại tất cả những người bị bắt cóc và mất tích. Cùng lúc, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi giành chiến thắng”.
Trong khi đó, Hamas nói lực lượng này đang hợp tác với Qatar và Ai Cập để giải phóng các con tin “dân sự”, dấu hiệu cho thấy có thể sẽ có thêm nhiều con tin được trả tự do, theo AFP.
Liên quan đến việc thả thêm các con tin, một phóng viên đã đặt câu hỏi cho Tổng thống Joe Biden khi ông đang bước lên chiếc Air Force One. Câu hỏi có nội dung rằng liệu Israel có nên trì hoãn cuộc tấn công trên bộ vào Gaza cho đến khi nhiều con tin có thể thoát ra hay không. Khi đó, câu trả lời của tổng thống Mỹ là có.
Tuy nhiên, Nhà Trắng đã nhanh chóng đưa ra lời đính chính câu trả lời này, cho rằng ông Biden đã không nghe rõ câu hỏi. Người phát ngôn Nhà Trắng Ben LaBolt nói: “Tổng thống ở rất xa. Ông ấy không nghe được toàn bộ câu hỏi” nên tưởng rằng câu hỏi là “‘Ông có muốn thấy thêm con tin được thả ra không?”.
Báo Times of Israel hôm nay dẫn lời một quan chức ngoại giao cấp cao giấu tên cho biết Mỹ và một số nước châu Âu lo ngại việc Israel mở chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Dải Gaza sẽ làm đổ bể mọi nỗ lực đàm phán phóng thích con tin trong tương lai.
Quan chức này nói rằng các nước phương Tây có công dân mất tích trong chiến dịch đột kích của Hamas ngày 7.10 đều đang gây áp lực lên Israel. Họ không yêu cầu Israel hủy kế hoạch tấn công, nhưng đề nghị chậm lại một nhịp để chờ kết quả từ các nỗ lực ngoại giao để Hamas phóng thích con tin.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến Israel chưa triển khai chiến dịch trên bộ có thể là vì Mỹ đã tạo một số ảnh hưởng nhất định đối với kế hoạch do lo ngại một cuộc tấn công lớn có thể kéo các lực lượng khác trong khu vực tham chiến.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20.10 cho rằng cuộc tấn công ngày 7.10 của Hamas vào Israel nhằm phá vỡ khả năng bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Ả Rập Xê Út. Phát biểu tại một buổi gây quỹ tranh cử, ông Biden nói: “Một trong những lý do khiến Hamas tiến tới Israel… họ biết rằng tôi sắp ngồi lại với người Ả Rập Xê Út”.
Khả năng bình thường hóa quan hệ với Ả Rập Xê Út và các quốc gia Ả Rập khác là ưu tiên hàng đầu của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong chuyến công du tới Riyadh vào tháng 6, dù ông thừa nhận sẽ không có tiến triển gì sắp diễn ra.
Hôm 8.10, ông Blinken nói với CNN rằng “sẽ không có gì ngạc nhiên khi một phần động cơ (của cuộc tấn công) có thể là làm gián đoạn những nỗ lực gắn kết Ả Rập Xê Út và Israel lại với nhau”. Sau đó, trong chương trình 60 phút của Đài CBS ngày 15.10, Tổng thống Biden nói rằng triển vọng bình thường hóa “vẫn còn tồn tại, sẽ mất thời gian”.
Đúng 2 tuần trôi qua kể từ khi lực lượng Hamas tấn công vào Israel đầy bất ngờ, không chỉ là về bản chất mà còn nằm ở chỗ các loại vũ khí mà lực lượng này sử dụng đã khiến cho hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel nổi tiếng là ngăn chặn được mọi thứ cũng bị xuyên thủng.
Để giúp Israel tăng cường khả năng phòng không, theo người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder, Mỹ đã cho Israel thuê lại hai hệ thống Vòm Sắt mà Mỹ mua của Israel trước đó, vốn được thiết kế để bắn chặn tên lửa và rocket các loại. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ chuyển cho phía Israel một lượng lớn đạn pháo và các thiết bị quân sự quan trọng khác trong những ngày tới.
Hệ thống Vòm Sắt do công ty quốc phòng Rafael của Israel phát triển với sự hỗ trợ của Mỹ để chống lại các vụ tấn công bằng tên lửa từ Li Băng và Dải Gaza vào lãnh thổ Israel.
Israel cho biết, tháng 8 năm ngoái, hệ thống Vòm Sắt đã đã bắn hạ 97% số tên lửa và rocket được phóng từ Dải Gaza vào lãnh thổ nước này.
Hôm nay, những chiếc xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo bị mắc kẹt ở Ai Cập đã tiến vào cửa khẩu Rafah, biên giới giữa Ai Cập và Dải Gaza sau nhiều ngày tranh cãi ngoại giao về điều kiện chuyển hàng cứu trợ.
Hình ảnh truyền hình cho thấy các xe tải di chuyển vào khu vực biên giới từ phía Ai Cập. Rafah là tuyến đường chính ra vào Dải Gaza không do Israel kiểm soát và hiện trở thành trọng tâm của nỗ lực cung cấp viện trợ cho 2,3 triệu cư dân Gaza bị mắc kẹt trong vòng vây xung đột.
Trước đó 1 ngày, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã đến bán đảo Sinai của Ai Cập trong nỗ lực thúc đẩy viện trợ cho Dải Gaza.
Liên quan đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, lực lượng Nga và Ukraine đang trong tình thế giằng co ở hai bên bờ con sông Dnipro rộng lớn của vùng Kherson trong gần 1 năm qua, theo sau việc Nga rút khỏi bờ tây con sông hồi tháng 11 năm ngoái.
Theo đó, “Đối phương đã thực hiện bất thành những đợt tấn công nhằm đặt chân lên bờ đông của sông Dnipro”, hãng tin TASS dẫn thông tin của Bộ Quốc phòng Nga.
Tuy nhiên, các blogger quân sự Nga cho rằng phía Ukraine đã xoay xở vượt sông và vẫn bám trụ bên phần do Nga kiểm soát.
Một video clip được chia sẻ trên kênh Telegram WarGonzo cho thấy lực lượng Nga tiếp tục dội pháo về phía các đơn vị Ukraine trong bóng tối, khi phía Ukraine đổ bộ gần làng Krynky trên bờ đông con sông. Kênh này cho biết giao tranh vẫn tiếp diễn ở khu vực.
Còn kênh Rybar, có liên hệ với quân đội Nga, vào chiều 19.10 cho biết lực lượng Ukraine đã tìm được cách củng cố vị trí ở ngôi làng và tiếp tục tiến quân trên phần bờ sông do Nga kiểm soát.
Trong khi đó, chính quyền Kyiv chưa bình luận về các thông tin cho rằng các lực lượng của nước này đã vượt sông.
Ukraine trong tuần qua đã chính thức đưa tên lửa ATACMS vào sử dụng, gây tổn thất lớn cho lực lượng Nga. Động thái này đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội không chỉ từ Moscow mà cả từ Bình Nhưỡng.
Cuộc phản công mùa hè của Ukraine từ tháng 6 luôn là cuộc chạy đua với thời gian. Giới quan sát cho rằng cuộc phản công này đã bị trì hoãn tới 9 tháng vì những trở ngại trong việc vận chuyển vũ khí của phương Tây đến Ukraine. Đây được cho là tình trạng đã đẩy Kyiv đến gần hơn với mùa bùn lầy đầy bất lợi đang bắt đầu ập đến Ukraine, theo báo Newsweek.
Dù thời tiết sắp tới bất lợi cho cuộc phản công, Ukraine đã cam kết tiếp tục nỗ lực này. Trong tháng trước, trung tướng Kyrylo Budanov, đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Ukraine, nói rằng “trong thời tiết lạnh, ẩm ướt và bùn lầy, việc chiến đấu càng khó khăn hơn”, nhưng “giao tranh sẽ tiếp tục, cuộc phản công sẽ tiếp diễn”.
Đại úy quân đội Ukraine Volodymyr Omelyan thì nói với Newsweek rằng vẫn có thể xảy ra giao tranh ở miền đông và nam, nhưng đó sẽ là một “thách thức lớn”. Ông Omelyan còn nói rằng thật khó để dự đoán các hoạt động của Ukraine sẽ diễn ra như thế nào, nhưng dù sao Ukraine cũng “rất biết ơn” những nước phương Tây luôn ủng hộ Kyiv.