Phát biểu tại lễ ký kết,ânvàLaViehợptácthugomvàtáichếtấnrácthảinhựtyphu88 ông Trần Duy Hy, Chủ tịch HĐQT Công ty Duytan Recycling nói: Ngày nay, giá trị của một sản phẩm không chỉ được đánh giá đơn thuần qua chất lượng tốt, bao bì đẹp mà nó còn gắn liền với các yếu tố môi trường và trách nhiệm xã hội. LaVie là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành đồ uống và thực phẩm ký thỏa thuận hợp tác với Nhựa tái chế Duy Tân để thực hiện mục tiêu thu gom và tái chế rác thải nhựa. Điều này góp phần hoàn thiện mô hình kinh tế tuần hoàn của thương hiệu LaVie. Việc thu gom và tái chế nhựa sẽ giúp rác thải nhựa được tái sinh, góp phần bảo vệ môi trường, thực hiện các mục tiêu và cam kết của Việt Nam với thế giới.
Theo thống kê, Việt Nam mỗi năm thải ra môi trường 3,3 triệu tấn rác thải nhựa các loại, đứng thứ 4 trên thế giới. Tỷ lệ thu gom mới đạt 27% và tái chế đạt 10%. Ông Trần Việt Anh - Chủ tịch Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam (VWRA) phát biểu: Duy Tân là một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành nhựa Việt Nam. Đây cũng là đơn vị đầu tiên nắm bắt cơ hội thời đại nhanh chóng đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực nhựa tái chế. Tái chế nhựa không chỉ là cơ hội kinh doanh hay giá trị kinh tế mà còn thể hiện trách nhiệm của ngành với môi trường và xã hội. Mỗi chai nước sau khi được sử dụng xong sẽ quay lại nhà máy tái chế sẽ góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm. Ngoài ra, mỗi năm, Việt Nam phải chi khoảng 10 tỉ USD để nhập khẩu nhựa nguyên liệu, việc tái chế các sản phẩm nhựa cũng góp phần hạn chế nhập khẩu nhựa nguyên liệu.
Ông Lê Anh, Giám đốc phát triển bền vững Duytan Recycling cho biết: Từ tháng 8.2020 đến tháng 9.2023, Duytan Recycling đã thu gom và xử lý 3,66 tỉ chai nhựa các loại, tương đương 36.600 tấn. Công ty áp dụng công nghệ tái chế "bottle - to - bottle" (từ chai nhựa đến chai nhựa), theo đó chai nhựa đã qua sử dụng được thu gom về nhà máy, sau đó được phân loại và xử lý, chế biến thành các hạt nhựa tái sinh. Hạt nhựa tái sinh sẽ là nguyên liệu đầu vào để sản xuất chai nhựa mới.
Sản phẩm hạt nhựa tái sinh của Duytan Recycling đáp ứng các tiêu chuẩn của Mỹ và EU, Global Recycled Standard và nhiều chứng nhận khác về sản phẩm nhựa dùng trong thực phẩm. Bên cạnh LaVie, Duy Tân còn là đối tác chiến lược của Nestle và Liên minh tái chế bao bì Việt Nam. Hiện Duy Tân đang đầu tư mở rộng để nâng công suất nhà máy phân loại nhựa lên 13.000 tấn/năm. Trong năm 2022, công ty đã xuất khẩu 4.000 tấn hạt nhựa tái chế vào thị trường Mỹ.
Bà Chu Thị Kim Thanh, Chủ tịch Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) cho biết: Công nghệ tái chế "bottle - to - bottle" vẫn chưa phát triển mạnh trên thế giới. Thậm chí một nước phát triển và đẩy mạnh vấn đề bảo vệ môi trường như Hàn Quốc cũng chỉ mới có một nhà máy vận hành theo công nghệ này. Tuy nhiên, họ còn chưa đạt nhiều chứng nhận quốc tế như Duytan Recycling. Chính nhờ sự phát triển và hợp tác giữa các doanh nghiệp dẫn đầu như thế này sẽ góp phần bảo vệ môi trường Việt Nam ngày càng tốt hơn.